Tiếng loa phát ra từ một góc nhà ga mới T2 ở sân bay Nội Bài thông báo
chuyến bay từ Hà Nội đi Singapore ngày 25/12/2014 vừa qua là chuyến bay
đầu tiên “mở hàng” cho nhà ga đi Quốc tế mới của hàng không Việt Nam.
Cùng với Tân Sơn Nhất ở khu vực phía Nam và Đà Nẵng ở miền Trung thì sân
bay Nội Bài của miền Bắc là một trong ba sân bay giữ vai trò hết sức
quan trọng có ý nghĩa to lớn về mặt phát triển kinh tế - xã hội và cả về
mặt đầu tư cho mạng lưới hàng không dân dụng.

Năm
cũ 2014, quả thật là một năm rất không may cho toàn ngành hàng không
Thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ tính riêng
biến cố “Tam tai” (MH370 – MH17 – QZ8501) của Malaysia đã giết chết gần
1000 hành khách, gây nên tâm lý hoang mang và nỗi sợ về tính an toàn
hàng không trên khắp Thế giới. Theo thông tin từ trang New Straits Times
của Malaysia, số lượng nhân viên hàng không của hãng Malaysia Airlines
(MH) đã nộp đơn xin nghỉ việc từ 06 tháng qua tăng cao một cách kỷ lục
vì bị ám ảnh công việc và chịu áp lực từ phía gia đình.
Có một số
tác giả đã cho rằng năm 2014 vừa qua là năm bản lề của ngành hàng không
Việt Nam khi nhận thấy hàng không Quốc gia Vietnam Airlines (VN) bước
đầu cổ phần hóa và thu xếp tài chính thông qua các ngân hàng trong nước
để mua mới các máy bay hiện đại như Airbus A350-900 hay Boeing B787-9
dùng để bay đường dài. Tuy nhiên, theo nhận định của tôi thì cho tới năm
nay – 2015 mới thật sự là năm bản lề vì một số yếu tố quan trọng như:
nhận thêm máy bay mới, nâng tầm đẳng cấp lên 4 sao và hạng 3 Đông Nam Á,
sân bay T2 Nội Bài đi vào hoạt động ổn định và mở rộng mạng lưới đường
bay đi Châu Âu, Châu Úc và Bắc Mỹ sẽ chỉ bắt đầu từ ngay năm nay.
Xét về tính quy mô của đội bayTính
tới thời điểm hiện tại, Vietnam Airlines (VN) đang có khoảng 89 chiếc
máy bay dùng để bay thương mại bao gồm: 8 chiếc Boeing B777-200ER và 10
chiếc Airbus A330-200 dùng để bay đường dài, tầm trung hoặc trong nước.
Chủ lực của đội bay có khoảng 55 chiếc A321-200 dùng để bay tầm ngắn và
tầm trung, 16 chiếc ATR72-500 chỉ bay tầm ngắn. Riêng Airbus A321-200
hiện còn đang đợi nhận nốt 3 chiếc cuối cùng còn lại trong năm 2015.
Chúng
ta thấy rằng đội bay của Vietnam Airlines (VN) sau bao nhiêu năm đầu tư
và phát triển đã nâng lên một con số tương đối khá nhiều nhưng nhìn vào
sẽ đánh giá được ngay là thiếu hẳn những cấu hình khủng để có thể bay
những tuyến bay dài xuyên lục địa. 18 chiếc B777 và A330 đang được khai
thác hết công suất trải đều cho Tân Sơn Nhất – Đà Nẵng - Nội Bài rõ ràng
là không đủ để mở rộng mạng lưới đường bay theo nhu cầu thực tế cần
phải có. Cho nên, việc đầu tư mua thêm 10 chiếc A350-900 và 8 chiếc
B787-9 Dreamliners của Vietnam Airlines (VN) là rất cần thiết. Sau khi
được tiếp nhận các máy bay thế hệ mới về Việt Nam, các máy bay đang sử
dụng như B777 và A330 sẽ dần dần được thay thế và trả lại cho công ty
cho thuê máy bay, thời gian thay thế sẽ kéo dài trong khoảng 3 năm từ
2015 đến năm 2018.
Vietnam Airlines (VN) sẽ có 10 chiếc A350-900.Hai
loại máy bay mới là A350 và B787 sẽ được nhận về từ giữa năm 2015 trở
về sau. Rất có thể A350 sẽ được nhận về trước B787. Theo khảo sát trên
hệ thống, chúng tôi nhận thấy nhà sản xuất Boeing đang có kế hoạch lắp
ráp 6 chiếc B787-9 Dreamliners đầu tiên cho Vietnam Airlines (VN). Tuy
nhiên, trước Vietnam Airlines (VN) có rất nhiều hãng hàng không khác
cũng đang chờ nhận máy bay loại này về khai thác có thể kể ra như:
United Airlines (UA), Etihad Airways (EY), ANA_All Nippon Airways (NH),
Virgin Atlantic Airways (VS), Scoot (TZ), LAN Airlines (LA),…với số
lượng máy bay phải chờ tới lượt Vietnam Airlines (VN) nhận hàng chiếc
đầu tiên lên đến gần 20 chiếc trong khi đáng lẽ ra Vietnam Airlines (VN)
đã nhận hàng sớm hơn những chiếc Dreamliners nếu như chúng ta đã không
đổi loại từ B787-8 sang B787-9 như thông báo của hãng.
Đối với
máy bay Airbus A350-900, chúng ta đã đặt hàng với nhà sản xuất Airbus
tổng cộng là 10 chiếc ngay từ đầu và không có sự thay đổi. Airbus đang
hoàn thiện dần 4 chiếc A350-900 đầu tiên cho Vietnam Airlines (VN) sẽ
được nhận về từ giữa năm 2015 và cùng với B787-9 Dreamliners hai loại
này đều có khả năng bay tầm xa đến cả Châu Âu và Bắc Mỹ.
Vietnam Airlines (VN) sẽ có 8 chiếc Boeing B787-9 Dreamliners.Xin
các bạn lưu ý lời phát biểu của ông Tom Enders (CEO của tập đoàn hàng
không Airbus) khi ông cùng phái đoàn đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 11
năm 2014:
“Vietnam Airlines sẽ là hãng hàng không thứ hai trên
Thế giới sau Qatar Airways (QR) và là hãng hàng không đầu tiên của Châu Á
nhận chiếc A350-900”. Câu nói này của ông Tom có nghĩa là hàng
không nước ta sẽ là hãng thứ hai nhận về A350-900 chứ không phải là
chiếc máy bay A350-900 thứ 2 của Airbus được nhận về. Có nghĩa là Qatar
Airways (QR) sẽ nhận về một số A350-900 trước rồi mới tới hàng không của
chúng ta được nhận. Mới đây, ngày 23/12/2014, Qatar Airways (QR) – Hãng
hàng không 5 sao của khu vực Trung Đông đã chính thức nhận về chiếc
A350-900 đầu tiên trong tổng số 8 chiếc đang được hoàn thiện sẽ được
giao hàng trong thời gian sắp tới. Qatar Airways (QR) đã đặt mua tổng số
là 43 chiếc A350-900 và 37 chiếc A350-1000.
Như vậy, xét về quy
mô đội bay thì cùng với Boeing B787-9 Dreamliners, Airbus A350-900,
Boeing B777-200ER hiện đang có thì những cấu hình này đều có khả năng
bay tầm xa đến các điểm hạ cánh ở Châu Âu và bờ tây Bắc Mỹ.
Xét về tính cạnh tranh trong mạng lưới đường bayTheo
khảo sát của chúng tôi Vietnam Airlines (VN) có các điểm hạ cánh sau
đây có thể phân chia theo độ dài của thời gian bay trực tiếp:
-
Đường bay tầm ngắn ít hơn 4 giờ bay: Siem Reap, Phnom Phenh, Bangkok,
Yangon, Jakarta, Singapore, Kuala Lumpur, Hongkong, Quảng Châu, Đài Bắc,
Cao Hùng…và tất cả các đường bay trong nước.
- Đường bay tầm
trung từ 4 – 6 giờ bay: Bắc Kinh, Thượng Hải, Seoul, Busan,
Narita_Tokyo, Haneda_Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka.
- Đường bay dài trên 6 giờ bay: Paris, Frankfurt, Gatwick_London, Moscow, Sydney, Melbourne.

Như
vậy, chúng ta thấy rằng hầu hết các điểm hạ cánh tại khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương hàng không Vietnam Airlines (VN) đều đã có đường bay,
các điểm đến tại Đông Bắc Á cũng khá đầy đủ nhưng khu vực Châu Âu chỉ có
4 điểm đến và 2 điểm ở Châu Úc và cho đến thời điểm hiện tại Vietnam
Airlines (VN) cũng chưa có một thông báo chính thức nào về việc mở đường
bay đến Bắc Mỹ.
Chúng ta còn nhớ rằng sau khi hiệp thương mại
song phương Việt - Mỹ được ký kết vào năm 2001, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ
Khoan đã từng phát biểu một câu cho ngành hàng không mà cho đến tận bây
giờ vẫn còn có giá trị:
“Một hãng hàng không muốn nổi tiếng là
hãng hàng không phải có thương hiệu, một hãng hàng không muốn có thương
hiệu thì hàng không đó phải có đường bay trực tiếp đến Mỹ”.
Việc cần phải khẳng định thương hiệu ở thị trường này cộng với tính hấp
dẫn vốn có của nền kinh tế Mỹ đã thu hút rất nhiều các hãng hàng không
khu vực Châu Á mở đường bay đến đây. Trong đó, các điểm quá cảnh trung
gian ở Đông Bắc Á như Hongkong, Taipei, Seoul, Tokyo hay Bắc Kinh và
Thượng Hải đều có tần suất bay đến các bờ của nước Mỹ rất cao. Ngay cả
Singapore Airlines (SQ) là một “người hùng” của khu vực Đông Nam Á có
rất nhiều Airbus A380 muốn bay đến Mỹ cũng phải lệ thuộc vào một hay
nhiều các điểm quá cảnh trung gian ở phía trên chứng tỏ lợi thế về mặt
vị trí địa lý đã giúp cho các điểm nối trung gian tại Đông Bắc Á thắng
thế hơn rất nhiều so với các hãng hàng không tại khu vực Đông Nam Á.
Mặc
khác, nếu so sánh về độ dài đường bay thì đường bay đi Bắc Mỹ sẽ xa hơn
so với đường bay đi Châu Âu trong khi ở vào thế cạnh tranh bắt buộc
phải giảm giá vé thì miếng bánh thị phần đã trở nên kém ngon miệng cho
hàng không nước ta nên việc mở đường bay sang Mỹ chắc chắn sẽ là bài
toán khó khăn trước tiên phải được giải quyết.

Đối
với đường bay đi Châu Âu, Vietnam Airlines (VN) đang dự kiến mở thêm
các tuyến từ Hà Nội đi Berlin, đến các điểm tại khu vực Đông Âu vì những
nơi này có nhiều kiều bào đang sinh sống và làm việc. Các điểm đến
không mới nhưng hàng không nước ta chưa mở đó là: Amsterdam của Hà Lan,
Milan của Ý, Barcelona của Tây Ban Nha và vùng Scandinavia (thuộc Bắc
Âu). Sau khi nhận thêm về các máy bay mới có thể Vietnam Airlines (VN)
sẽ cân nhắc mở thêm các đường bay dự kiến phía trên và rất có thể sẽ sử
dụng các máy bay mới để đi Châu Âu trước hơn bay là bay Bắc Mỹ.
Ngoài
ra có thể tăng tần suất đi đến các điểm quan trọng như Nhật Bản và Hàn
Quốc, mở thêm đường bay đến Brisbane của Úc và chính thức mở đường bay
thẳng từ Nội Bài/ TP.HCM đi Mumbai hoặc New Delhi của Ấn Độ thuộc Nam Á
vì hiện nay Vietnam Airlines (VN) vẫn đang liên danh với Jet Airways
India (9W) thông qua Bangkok/Hongkong/Singapore để đến các thành phố của
Ấn Độ chứ chưa có đường bay thẳng trực tiếp.
Xét về tính phương tiện và dịch vụ hàng khôngNăm
2015 sẽ là một năm được dự báo có rất nhiều thay đổi trong dịch vụ hàng
không Việt Nam. Theo phát biểu trước báo giới của ông Phạm Ngọc Minh
(CEO của Vietnam Airlines) thì trong năm 2015, hàng không Vietnam
Airlines (VN) sẽ nhận thêm nhiều loại máy bay hiện đại mới dùng để bay
đường dài, củng cố và khẳng định phong cách hàng không riêng của hãng
đồng thời hướng đến mục tiêu trở thành
“hãng hàng không 4 sao và xếp hạng 3 Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore Airlines (SQ) và Thai Airways (TG) về mặt quy mô”.
Chúng
ta biết rằng Singapore Airlines (SQ) là một hãng hàng không 5 sao rất
nổi tiếng và có đẳng cấp trong ngành hàng không. Trong năm 2014 vừa qua
sân bay Changi T3 của họ đã được giải thưởng là sân bay có dịch vụ tốt
nhất Thế giới thể hiện ở sự hiện đại, sang trọng trong cấu trúc của sân
bay, thể hiện ở sự thân thiện và hiếu khách trong cung cách phục vụ của
nhân viên mặt đất và còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp trong hoạt động
bay rất đúng giờ trong ngày. Rõ ràng, xét về mặt phương tiện và dịch vụ
thì hàng không nước ta không thể nào hơn được Singapore cả về quy mô lẫn
chất lượng.
Thế còn Thai Airways (TG) thì sao?. Đặc điểm nổi bật
nhất của Thai Airways (TG) là một hãng hàng không 4 sao nằm trong liên
minh Star Alliance (cùng nhóm với Lufthansa German Airlines (LH), Asiana
Airlines (OZ), ANA_All Nippon Airways (NH) và với cả Singapore
Airlines). Tuy không nổi bật đường bay Bắc Mỹ nhưng hàng không này lại
bay rất mạnh khu vực Châu Âu và Nam Á. Các điểm đến tại Châu Âu (trừ
Amsterdam của Hà Lan) phần nhiều đều có mặt Thai Airways (TG) hạ cánh
hàng ngày. Với hơn 20 triệu lượt nhập cảnh và 23 triệu lượt quá cảnh để
chuyển tiếp đi Châu Âu, đi Úc Châu và đi Nam Á thông qua sân bay Quốc tế
Suvarnabhumi_Bangkok trong năm 2014 bất chấp tình hình chính sự và tình
hình kinh tế Thế giới đang còn suy thoái thì những con số này là những
con số phản ánh rõ ràng nhất vị trí quan trọng, mang tính chiến lược cao
của hàng không Thai Airways (TG) khi đem ra so sánh.
Như vậy,
đứng trước một thực tế là Vietnam Airlines (VN) đang nằm trong một “lòng
chảo hàng không” mà xung quanh toàn là những hãng bay nổi tiếng Thế
giới thì nhiệm vụ phải đạt được vị trí 4 sao và hạng 3 Đông Nam Á tức là
ngang tầm với Thai Airways (TG) hiện nay quả thật là một công việc rất
gian nan khi vừa phải thu xếp tài chính để nâng cấp và mở rộng đội bay
lại vừa phải định hình phong cách phục vụ theo tiêu chí chất lượng mới
nên thật sự năm 2015 là một năm mà hàng không nước ta cần phải nổ lực
rất lớn nếu muốn đạt được các tiêu chí đã đề ra.
Enlarge this image 
Không
dám khẳng định, chỉ dám hy vọng trong năm bản lề 2015 này hàng không
Vietnam Airlines (VN) sẽ có những bứt phá ngoạn mục để tiến thêm một
bước trên đấu trường hàng không Quốc tế. Bộ mặt hàng không Quốc gia sẽ
dần thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, hiện đại và an toàn, góp phần vào
thành công chung của ngành Giao thông vận tải Việt Nam.